Đào tạo, Tư vấn: Hợp chuẩn - Hợp quy

Đào tạo, Tư vấn: Hợp chuẩn - Hợp quy

1. Lý do nên lựa chọn dịch vụ tư vấn và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy của QMC?

Với gần 10 năm hoạt động, QMC đã triển khai rất nhiều dự án với gần một nghìn khách hàng là các công ty, doanh nghiệp có quy mô từ vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn cả trong nước và nước ngoài với phạm vi hoạt động đa dạng và rộng rãi.

Sự dày dặn trong kinh nghiệm tư vấn, đào tạo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO chính là chìa khóa giúp QMC tiến bước vững mạnh trên con đường phát triển cũng như là người bạn đồng hành vô cùng tin cậy của mọi doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại đây >>

 2. Hợp chuẩn – Hợp quy là gì?

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (Hợp quy) là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (Hợp chuẩn) là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.

3. Phương thức thực hiện đánh giá hợp chuẩn, hợp quy?

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  •  Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  •  Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

4. Chi phí bao nhiêu để có được chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy?

QMC không cạnh tranh về giá. Chúng tôi đề cao giá trị gia tăng về kiến thức, kinh nghiệm, cũng như những lợi ích về mặt kinh tế mà chúng tôi mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án.

Chi phí chỉ là yếu tố cơ bản, QMC chú trọng việc đưa ra giải pháp phù hợp cho mọi loại hình Doanh nghiệp với giá trị gia tăng tuyệt đối.

5. Giá trị doanh nghiệp nhận được khi đạt được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là gì?

Đối với doanh nghiệp: Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Việc chứng nhận hợp quy sẽ là tăng chất lượng sản phẩm luôn được ổn định và nâng cao giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu của quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với người tiêu dùng: Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy giúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển.

6. Quy trình công bố hợp chuẩn, hợp quy là gì?

Đối với hợp chuẩn:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục). 

Đối với hợp quy:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).

a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).

Xem chi tiết tại đây >>

Mọi thông tin chi tiết cần tư vẫn hỗ trợ: Nhận tài liệu, Nhận báo giá A/c vui lòng liên hệ Hotline: 0983.129.526 hoặc đăng ký phần dưới đây:

 

ĐĂNG KÝ VỚI CHÚNG TÔI

Anh/Chị cần tài TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN, FORM MẪU QUY TRÌNH, BIỂU MẪU...hoặc cần TÌM HIỂU DỊCH VỤ.
Vui lòng đăng ký tại đây!

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon